CÁCH NÓI CHUYỆN THÚ VỊ CUỐN HÚT HẾT NHẠT - NÓI MÃI KHÔNG HẾT CHUYỆN - Toàn Nguyễn
- Người viết: Toan Nguyen lúc
- Khoá học miễn phí
- - 0 Bình luận
Chúng ta cần nói như thế nào để tự tin hơn khi nói, tỏa sáng hơn khi nói và có thể gây ấn tượng với đối phương.
1.Chuẩn bị tốt tâm lý
Các bạn cần biết là một người nói chuyện hay trước tiên ấy, thì phải có một tâm lý tốt trước đã, tư thế tốt trước đã, thì bạn mới có thể nói chuyện hay được.
Tâm lý như thế nào? Bạn hãy biết rằng, hãy nghĩ rằng mình là một người nói chuyện có duyên, mình là người biết cách nói chuyện. Nhưng sẽ có bạn bảo em không biết nói chuyện em cũng không nói chuyện với duyên? Thậm chí đôi khi có người nói em nói chuyện nhạt nữa.
Mua khoá học tại đây:
https://toannguyenhanhphuc.vn/products/khoa-hoc-kheo-an-noi-suong-mot-doi
Thì không sao, đây chỉ là bước đầu tiên trong quá trình rèn luyện của bạn mà thôi. Bởi vì nếu bạn không nghĩ rằng mình nói chuyện có duyên, mình nói chuyện cuốn hút thì chắc chắn rằng bạn không thể nào là một người nói chuyện có duyên, nói chuyện cuốn hút được. Vì bạn phải có ở trong đầu thì bạn mới có ở trong tay.
Thế nên điều trước tiên để nói chuyện có duyên, cuốn hút thì bạn phải có ở trong đầu cái đã.
Rồi bạn sẽ đến bước thứ hai
2.Rèn luyện để trở thành người biết cách nói chuyện
Hãy tạo cho mình một cuộc hội thoại giả với người mà bạn thích. Sau đó bạn sẽ tưởng tượng ra cái cách mà bạn sẽ nói chuyện với người đó như thế nào. Mình phải nói ra sao? Mình phải trả lời như thế nào? Và người đó sẽ nói những gì? Nói những điều mình không thích thì mình phải làm sao?....
Nói như thế nào để mình thấy vui hạnh phúc và người ấy cũng thấy vui và hạnh phúc. Đương nhiên khi bạn mới rèn luyện một ngày, hai ngày, ba ngày thì bạn sẽ thấy kết quả chưa đâu vào đâu. Nhưng mỗi khi bạn rảnh bạn hãy dành thời gian để nói và rồi đến một ngày, Bạn đi ra và bạn thấy mình nói chuyện rất khác. Đó là quá trình rèn luyện mỗi ngày, bởi vì tất cả mọi thứ trên đời đều do quá trình rèn luyện mà ra. Nếu muốn nói chuyện hay cũng phải rèn luyện.
Ngoài cái việc mà bạn tự tạo các cuộc hội thoại sẵn có để tự rèn luyện. Thì bạn cũng có thể lên mạng xem các cuộc đối thoại của những người mà bạn thích, của những người mà bạn ngưỡng mộ. Để xem họ có những cái cách nói như thế nào và mình có thể học hỏi ra sao. Và khi các bạn xem càng nhiều thì nó càng thấm vào trong bộ não của bạn. Và nó sẽ trở thành một phần trong con người của bạn và từ đó bạn tự phát ra những lời nói đó, mà không cần phải cố gắng không cần phải gượng ép.
Đây không phải là việc ngày một ngày hai mà nó sẽ cần mất thời gian. Nhưng nó sẽ là thứ có giá trị lâu dài và khiến các bạn rất bất ngờ. Bất cứ thứ gì bạn có trên đời này, đều cần phải rèn luyện hết.
3.Học cách lắng nghe
Nhiều bạn cứ để ý đến những cái câu mà mình muốn hỏi đối phương, vừa hỏi câu này bạn đã cố gắng để tìm ra những câu khác để có thể hỏi đối phương. Nhưng một cuộc hội thoại để nó diễn ra tốt đẹp nhất. Thì đó chính là có cái sự giao tiếp qua lại của những người ở trong cuộc hội thoại đó, chứ không phải là chỉ có một bên thì cứ hỏi và một bên thì cứ trả lời.
Nếu nó như là một cuộc phỏng vấn, chính vì thế mà nó nhạt.
Khi nói chuyện bạn đừng có quá căng thẳng, đôi khi bạn cần phải chấp nhận có những cái khoảng không tĩnh lặng ở đó, nhưng bạn cũng đừng có lo lắng quá. Và hãy chú ý và lắng nghe xem người kia họ nói gì. Mình thấy đúng hay ở chỗ nào và mình bình luận về nó. Còn nếu chưa hay thì bạn cũng có thể đưa ra ý kiến của mình. Là suy nghĩ của em thế này, thế kia hoặc suy nghĩ của anh là thế này thế kia. Thì cùng với một chủ đề các bạn cùng chia sẻ những quan điểm của mình. Thì nó sẽ hấp dẫn hơn việc cứ một bên hỏi và một bên trả lời.
Thậm chí không cần biết người ta trả lời như thế nào, mình lại nghĩ thêm câu khác và hỏi người ta tiếp thì như thế thực sự rất là nhạt.
Hãy Học cách lắng nghe các bạn nhé!
4.Hãy hỏi câu hỏi mà người kia muốn nghe
Bạn hãy hỏi câu hỏi mà người kia muốn trả lời, chứ đừng hỏi những câu mà người ta không biết hoặc là người ta không thích.
Cách để cho người kia cũng tham dự vào câu chuyện chứ không phải một mình bạn độc thoại đó chính là: Hãy hỏi về người đó. Bởi vì ai cũng thích nói về mình các bạn ạ.
Đặc biệt là những thành tích của họ đạt được. Hoặc là những cái điều gì tốt mà người khác thích ở họ. Bạn nhìn thấy họ có điểm gì tốt thì hãy hỏi về họ. Thế là tất nhiên họ sẽ thao thao bất tuyệt nói về họ và việc của bạn chỉ cần lắng nghe thôi.
Ví dụ có một người bạn hỏi Toàn chẳng hạn. Dạo này Toàn có rất nhiều người theo dõi và rất nhiều người yêu mến Toàn, thì Toàn có thể nói điều gì khiến cho mọi người yêu thích và quý mến toàn đến vậy? Ví dụ như thế thì đó là cũng là một thứ mà Toàn thấy rất hạnh phúc và khi có bạn hỏi như vậy thì Toàn cũng muốn chia sẻ rất là nhiều điều. Mà nhất là toàn cảm thấy rất vui.
Thì bằng cách hỏi về những thứ người ta tự hào, thì bằng cách đó bạn có thể đi vào trái tim của đối phương. Để họ mở lòng ra chia sẻ với bạn rất nhiều điều thật lòng, nhất về những thứ mà thuộc về họ. Đây là cách để bạn lấy lòng họ là điều thứ nhất, điều thứ hai là bạn có nhiều cái để nói, nói mãi mà không hết chuyện.
Đây là một phương pháp rất hay mà mình nghĩ rằng tất cả các bạn nên để ý. Để nói chuyện có duyên thú vị và cuốn hút hơn.
Và khi người ta mở lòng với bạn, để chia sẻ với bạn những gì thật nhất về người ta, thì bạn hãy bày tỏ cảm xúc của mình về điều đó.
5.Đừng hỏi những câu hỏi đóng
Câu hỏi đóng là những câu hỏi mà có thể trả lời là: “ yes hoặc no”.
Tất nhiên các bạn có thể hỏi câu hỏi gì cũng được, không cần phải gò bó quá nhưng cũng đừng hỏi những cái câu hỏi để người ta chỉ trả lời: “Có hoặc không”.
Ví dụ như là: Em ăn cơm chưa và trả lời là em ăn rồi hết. Hoặc là hôm nay anh có đi làm không và sẽ trả lời là không hết.
Hãy hỏi câu hỏi mà người ta có nhiều thứ để nói có nhiều thứ để chia sẻ với bạn hơn.
Giống như phần 4 ý, nếu mà bạn hỏi những cái câu hỏi mà người ta muốn nói về mình thì nó sẽ thú vị hơn. Những câu hỏi về cảm nghĩ của họ suy nghĩ của họ, những kinh nghiệm của họ. Mà từ đó bạn cũng hiểu hơn về người đó.
Tuy nhiên đôi khi bạn cũng có thể hỏi những cái câu hỏi đóng như thế nhưng mà nó sẽ rất là ít.
Và còn một điểm nữa. Mình muốn chia sẻ với bạn đó chính là: Khi mà mình trả lời những câu hỏi của đối phương thì mình cũng cố gắng trả lời những cái câu hỏi, câu trả lời mà để đối phương muốn chia sẻ tiếp. Chứ không phải là trả lời bằng những câu trả lời đóng, để người khác không biết mình cần phải hỏi như thế nào. Ở đây là điều mà rất nhiều bạn mắc phải.
Ví dụ người ta hỏi là em có muốn ăn những đồ ăn tây không? Thay vì trả lời là em không thích hết. Thì bạn sẽ trả lời là: Thực sự thì em cũng không thích những đồ ăn Tây, em chỉ thích ăn những đồ ăn truyền thống của Việt Nam. Ví dụ như là ngày Tết có bánh chưng, có nem …Thì anh có thích những cái món đó không? Và anh cảm thấy những cái món đó nó như thế nào? Thì một người khác sẽ đưa ra cảm nhận của họ.
Nói chung là khi nói chuyện thì bạn đừng có hỏi những câu hỏi đóng và trả lời những câu trả lời đóng. Điều đó cũng thể hiện là mình biết nói chuyện hay không. Tất nhiên là những cái điều này cũng cần phải có thời gian để rèn luyện. Nhưng mà mình vẫn phải có ý thức như vậy, để mình rèn luyện dần dần.
Hi vọng những chia sẻ của mình sẽ giúp ích cho bạn có một cuộc nói chuyện thú vị hơn, vui hơn và tràn ngập tiếng cười.
Mua khoá học tại đây:
https://toannguyenhanhphuc.vn/products/khoa-hoc-kheo-an-noi-suong-mot-doi
Viết bình luận
Bình luận